SAU KHI TIÊM VACCIN PHÒNG COVID – 19 NÊN DÙNG THUỐC HẠ SỐT ĐÚNG CÁCH
NLĐO- Không uống rượu bia và các chất kích thích trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng, luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, uống thuốc hạ sốt đúng chỉ định... là một số lưu ý quan trọng Bộ Y tế khuyến cáo người tiêm vắc-xin phòng Covid-19
Sợ bị sốt sau , nhiều người đã uống trước thuốc hạ sốt để dự phòng, thế nhưng việc hạ sốt không đúng cách có thể nguy hiểm cho sức khỏe
Như vậy khi nào cần uống thuốc hạ sốt?
Theo Bộ Y tế, một số triệu chứng thông thường sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau khớp, tăng cảm giác đau, ngứa, sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn... Đây là các triệu chứng thông thường do phản ứng miễn dịch của cơ thể xảy ra sau tiêm chủng. Các triệu chứng đa phần sẽ thuyên giảm và khỏi hoàn toàn sau khoảng vài ngày, không để lại di chứng.
Các chuyên gia khuyến cáo, trong trường hợp xuất hiện các biểu hiện như sốt trên 38,5°C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân hoặc tại chỗ tiêm có dấu hiệu sưng đỏ, cánh tay được tiêm vắc xin bị đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau hạ sốt.
Hiện nay, paracetamol là hoạt chất có tác dụng giảm đau và hạ sốt được khuyên dùng trong các trường hợp đau và sốt từ nhẹ đến vừa, đặc biệt là giảm đau hạ sốt sau khi tiêm ngừa
Theo đó người được tiêm phòng vắc-xin COVID-19 có thể sử dụng các thuốc có chứa hoạt chất acetaminophen (thường được biết đến với tên gọi là paracetamol) ở liều 500mg x 3 lần uống/ngày và việc sử dụng thuốc này phần lớn là an toàn ngay cả với trường hợp phụ nữ mang thai tuy nhiên người suy chức năng gan và thận nặng cần được tư vấn của bác sĩ
Nếu sốt không giảm (trên 39°C), sốt kéo dài, uống thuốc hạ sốt nhưng không đỡ, sưng hoặc đỏ lan rộng tại chỗ tiêm, đau cơ dữ dội, tăng huyết áp hoặc tụt huyết áp... Cần với cơ sở y tế để được tư vấn kịp thời.
Nếu dùng thuốc hạ sốt không đúng liều có thể hại gan, thậm chí khi uống thuốc liên tiếp không theo chỉ định có thể dẫn đến tình trạng ngộ độc gây nguy hiểm cho chức năng gan, thậm chí tử vong.
Chế đô ăn uống sau khi tiêm
Khi cơ thể sốt khoảng 38-39°C, cơ thể dễ mất nước, việc bổ sung nước là rất cần thiết, nhất là vào những ngày nắng nóng. Nên uống từ từ, không nên uống nhiều một lúc, đồng thời bổ sung các loại nước uống như nước hoa quả, nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối… Tăng cường nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… để cung cấp lượng vitamin C, A cần thiết cho cơ thể
Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, chú ý các món ăn lành mạnh giúp tăng cường hệ miễn dịch như vitamin A, C, D, E, protein (chất đạm), kẽm... Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
Mặc trang phục nhẹ nhàng, thoáng mát, tránh thức khuya và làm việc nặng cũng là cách giúp cơ thể nghỉ ngơi. Những giấc ngủ sâu, dài 7-8 tiếng về đêm sẽ giúp cơ thể mau hồi phục, góp phần tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nhớ nằm ở nơi thoáng mát, tránh nằm ở nơi gió lùa và hạn chế nhiều người vây quanh.
Theo khuyến cáo của BYT, người được tiêm vắc-xin cần chú ý 5 điểm sau:
1. Luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm phòng Covid-19
2. Không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm chủng
3. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, bởi sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước
4. Nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm cần theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay; không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.
5. Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có sốt dưới 38,5 độ C: cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước.
Trích nguồn:
//tuoitre.vn/
Chia sẻ |