Ngành Tiếng Anh: “Học một ngành, làm được nhiều nghề”

Hiện tại, đã có trên 50 quốc gia sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính và gần 80 nước sử dụng tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai; tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng nhất thế giới trong tất cả các lĩnh vực từ kinh doanh, thương mại, truyền thông đến du lịch, ngoại giao... Chính vì vậy, ngành Ngôn ngữ Anh ngày càng khẳng định được vai trò của mình.

Tiếng Anh là yêu cầu đầu tiên nếu bạn muốn làm việc tại các tổ chức, công ty nước ngoài. Ngôn ngữ này do đó trở thành “điều kiện cần” trong nền kinh tế thời kì hội nhập.

Chính vì vậy, nếu học ngành này, bạn còn có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Với khả năng tiếng Anh thành thạo cùng kiến thức vững chắc về văn hóa của các quốc gia sử dụng tiếng Anh, sinh viên ngành này có thể làm công việc giảng dạy tiếng Anh; biên - phiên dịch trong các tòa soạn, cơ quan báo đài, nhà xuất bản, thư kí, trợ lí...

Ngoài ra, sinh viên theo học ngành này có thể thử sức trong nhiều lĩnh vực thú vị khác như dẫn tour du lịch quốc tế, xuất nhập khẩu, truyền thông, marketing...

Nếu có khả năng sư phạm, bạn có thể làm giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học hay trung tâm ngoại ngữ…

Ngôn ngữ Anh vì thế chính là ngành học mơ ước của nhiều bạn trẻ, trước xu thế “học một ngành, làm được nhiều nghề” của nguồn nhân lực năng động thời hiện đại.

Ngành Ngôn ngữ Anh làm việc ở đâu?

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh, sinh viên có thể tự tin hòa nhập vào hầu hết các môi trường đa văn hóa, những ví trí đòi hỏi tính hội nhập cao, và đặc biệt là có thể tự tin đảm nhiệm nhiều vị trí cũng như chức vụ khác nhau.

Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm việc tại các cty, tập đoàn đa quốc gia, các sở GD&ĐT, các cơ quan ngoại giao, cty du lịch, nhà hàng khách sạn, các đơn vị báo chí, truyền hình, trường học hoặc các trung tâm chuyên đào tạo về ngoại ngữ...

Tuy nhiên, lợi thế “học một ngành, làm được nhiều nghề” đôi khi cũng “làm khó” sinh viên bởi các bạn thường đứng trước quá nhiều lựa chọn. Do đó, không chỉ định hướng bằng hình thức phân chia chuyên ngành, trường ĐH cần có nhiều hơn những hoạt động hướng nghiệp thực tiễn.

Song song với những hoạt động giao lưu quốc tế thì các chương trình hội thảo, tọa đàm với các phiên dịch viên giàu kinh nghiệm, các dịch giả uy tín hay ngày hội kết nối doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.


Chia sẻ